LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)”
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC
SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)”
Khi
giảng dạy lịch sử, nhất là những bài nói về các cuộc chiến tranh như “Chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)”, điều trăn trở của mỗi giáo viên là làm
sao cho tiết dạy bớt khô khan với những con số người chết, số nhà cửa, làng mạc
bị tàn phá? Làm sao cho học sinh hứng thú với tiết học? Có nhiều cách để khắc
phục những hạn chế nêu trên, ở đây tôi xin nói đôi điều về việc sưu tầm tư liệu,
sử dụng kiến thức liên môn, gắn kiến thức tiết dạy với tình hình thực tiễn hiện
nay để tạo hứng thú, nâng cao chất lượng, hiệu quả của tiết dạy.
Để
chuẩn bị cho tiết dạy này, ngoài kiến thức sách giáo khoa, sách hướng dẩn, tôi
mỡ rộng việc tìm kiếm các tư liệu có liên quan của các bộ môn văn học, địa lý,
mỹ thuật, giáo dục công dân.
Sau
khi thu thập tư liệu, tôi đã sàng lọc, lựa chọn những nội dung tiêu biểu, sát hợp
nhất với yêu cầu tiết dạy để giới thiệu cho học sinh.
1. Về văn học
Tôi
đã chọn 4 câu thơ của Tố Hữu trong trường ca “Theo chân Bác”
“Ôi
nhân loại! địa cầu cháy bỏng
Lò
sát sinh ngập máu xương rơi
Lũ
đế quốc như bầy quỹ đói
Nướng
người ăn, nhảy nhót, reo cười”
Đây
là 4 câu thơ với những hình ảnh vừa khái quát, vừa cụ thể, sinh động phản ánh
hiện thực mà nhân loại đã trải qua trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất
xảy ra; nó dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người; 4 câu thơ này lại gắn bó với
cả mạch thơ phản ánh quá trình đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Về địa lý
Có
những kiến thức địa – chính trị liên quan đến bài giảng. Ở đây tôi chỉ xin đề cập
đến việc sử dụng bản đồ.
Trong
những bài giảng nói về chiến tranh, nhất là những cuộc chiến tranh quy mô lớn
như Chiến tranh thế giới thứ nhất, những kiến thức thu được từ bản đồ và kỹ
năng sử dụng bản đồ là hết sức quan trọng. Bản đồ là giáo cụ trực quan giúp cả
thầy và trò trong việc giới thiệu và tiếp nhận kiến thức lịch sử vừa ở tầm khái
quát cao vừa có chiều sâu. Các bản đồ về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
giúp học sinh bao quát được toàn cảnh của cuộc chiến tranh, qua đó nắm được ý đồ
chiến lược, chiến thuật của các phe tham chiến. Trên bàn và trên tường phòng
làm việc của các vị tư lệnh chiến tranh bao giờ cũng là những tấm bản đồ…
Cách
đọc và chỉ bản đồ cũng là một kỹ năng quan trọng giáo viên cần rèn luyện cho học
sinh. Đứng trước một tấm bản đồ, những hiểu biết mà các em thu nhận được là
khác nhau, tùy thuộc vào kiến thức và kỹ năng đọc bản đồ của mỗi em. Thời gian
và và độ chính xác khi học sinh chỉ những địa danh trên bản đồ sẽ nhanh hơn,
cao hơn đối với những học sinh quen sử dụng bản đồ. Kỹ năng này không chỉ cần
cho học sinh khi học tập, tìm hiểu lịch sử mà còn rất cần thiết trong cuộc sống
hiện nay. Khi có trong tay chiếc điện thoại thông minh, ta muốn tìm bất cứ một
địa danh nào trong nước và trên thế giới. Chỉ cần ấn vào mục bản đồ là ta có thể
tìm thấy địa chỉ mà ta cần biết. Thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ
đường truyền và kỹ năng đọc bản đồ của mỗi người.
3. Về môn mỹ thuật
Việc
khai thác tư liệu tranh ảnh phục vụ cho tiết dạy: Chiến tranh thế giới thứ nhất
1914-1918 là rất cần thiết, vừa giúp khắc sâu kiến thức, vừa tạo hứng thú cho học
sinh. Số lượng tranh ảnh có liên quan khá nhiều, giáo viên chỉ chọn những tranh
ảnh tiêu biểu để giới thiệu cho học sinh như bức ảnh về chiến hào, xe tăng, máy
bay, tàu ngầm, một số bức ảnh nói về hậu quả nặng nề, khốc liệt của cuộc chiến
tranh và bức tranh chim bồ câu hòa bình của Danh họa Picaso. Mỗi bức tranh, ảnh
đều chứa đựng những thông tin quan trọng đối với bài giảng.
Tranh,
ảnh về chiến hào phản ánh sự thay đổi về chiến thuật tác chiến khi xuất hiện
các loại vũ khí có tính năng sát thương cao. Trong chiến tranh cổ điển, việc
dàn đội hình theo ô vuông là phổ biến. Trong chiến tranh hiện đại đội hình ô
vuông chỉ làm mồi cho các ụ súng máy của đối phương. Trận địa chiến hào sẻ giúp
giảm bớt thương vong và giành chiến thắng. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ, thay vì kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của các cố vấn quân sự Trung Quốc,
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã sử dụng chiến thuật đánh chắc, tiến chắc và chiến
hào của quân ta đã như chiếc thong lọng siết chặt vòng vây đối với quân Pháp và
quân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu.
Bức
ảnh xe tăng, máy bay, tàu ngầm nói về sự xuất hiện những loại vũ khí mới lần đầu
tiên được sử dụng trong chiến tranh. Các loại vũ khí mới thời bấy giờ đã làm
tăng sự khốc liệt của chiến tranh, gây thiệt hại nặng nề cho đối phương. Nhưng
đó là những loại vũ khí thuộc thế hệ đầu tiên, so với hiện nay thì nó rất cỗ lỗ.
Và điều đó gợi cho học sinh suy nghĩ muốn tăng tiềm lực quốc phòng, bảo vệ tổ
quốc phải phát triển nhanh khoa học công nghệ. Người lính ngày nay không chỉ
đòi hỏi lòng dũng cảm mà còn phải có trình độ để làm chủ các khí tài quân sự hiện
đại, trách nhiệm đó đang đặt trên vai các học sinh.
Một
số bức ảnh nói về hậu quả nặng nề, khốc liệt của cuộc chiến tranh tác động trực
tiếp vào tâm lý, tình cảm của học sinh, để từ đó giúp các em nhận thức sâu hơn
cái giá quá đắt mà nhân loại phải trả cho cuộc chiến tranh này và rút ra bài học
phải có trách nhiệm góp phần bảo về hòa bình.
Bức
ảnh chim bồ câu hòa bình của họa sỹ Picaso nói lên khát vọng hòa bình của nhân
loại tiến bộ.
4. Về môn giáo dục công dân
Ngoài
những câu nói của lảnh tụ như Lê nin, những phát biểu của các Chính khách, ở
đây tôi muốn nói đến những bài học nhân loại đã rút ra từ chiến tranh thế giới
thứ nhất có ý nghĩa gì đối với tình hình thời sự, chính trị của nước ta và khu
vực trong bối cảnh hiện nay. Vẫn biết đây là vấn đề khá nhạy cảm buộc chúng ta
phải thận trọng nhưng nếu không liên hệ thì đó là một sự thiếu sót, cha ông ta
thường nói “Ôn cố tri tân”.
Như
chúng ta đã biết, khoảng ba bốn thập kỹ qua, do thực hiện đường lối cải cách mỡ
cửa, với tác động của khoa học công nghệ, lợi dụng quá trình toàn cầu hóa... Từ
một nước kinh tế yếu kém, Trung Quốc đã vươn lên trở thành siêu cường kinh tế đứng
thứ 2 thế giới sau Mỹ. Từ vị thế siêu cường kinh tế, Trung Quốc nuôi tham vọng
muốn trở thành siêu cường chính trị thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” muốn làm bá
chủ thế giới. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đã thực hiện chủ nghĩa bành trướng nhằm mỡ
rộng lảnh thổ cả trên đất liền và trên biển. Họ đã tự ý vẽ bản đồ vạch ra đường
9 đoạn (lưỡi bò) chiếm gần trọn biển Đông. Dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa
và một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Xây dựng đảo nhân tạo
phi pháp và quân sự hóa biển đông. Xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lảnh thổ của
các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam. Vì sự tham lam, ích kỷ của quốc
gia, dân tộc mình họ bất chấp lợi ích chính đáng của các quốc gia, dân tộc
khác. Đó chính là nguyên nhân dẩn đến tình hình căng thẳng trên biển Đông thời
gian gần đây. Các nhà lảnh đạo Bắc Kinh đã quên hoặc cố tình quên các bài học
nhân loại đã rút ra trong 2 cuộc thế chiến; đó cũng là nguyên nhân rất dễ dẩn đến
Chiến tranh, xung đột và nếu chiến tranh xảy ra, với những loại vũ khí tối tân
như hiện nay thì hậu quả của nó sẻ khôn lường và các bên sẽ cùng thua (như nhận
định của chủ tịch nước Trần Đại Quang tại diễn đàn an ninh Shang-ri-la tại Singapore
năm 2016).
Nhận
thức được những bài học rút ra từ 2 cuộc chiến tranh thế giới, hiện nay nhân
dân thế giới đang nâng cao cảnh giác đấu tranh trên các mặt trận ngoại giao và
pháp lý nhằm ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh trước lúc
quá muộn.
Một
vấn đề nữa cần đề cập là việc cảnh giác với chủ nghĩa dân tộc cực đoan chỉ nghĩ
đến lợi ích hẹp hòi của dân tộc mình mà không đếm xỉa đến lợi ích của các dân tộc
khác.
Mong
muốn được sống trong hòa bình và làm tất cả những gì có thể để giữ vững hòa
bình, ngăn chặn chiến tranh đó là khát vọng của nhân loại tiến bộ nói chung
cũng như của nhân dân Việt Nam nói riêng. Hiện nay, trên thế giới đang xảy ra một
số cuộc chiến tranh xung đột nhưng về cơ bản hòa bình vẩn được giữ vững, điều
này ít nhiều cho thấy nhân loại cũng đã rút ra được bài học từ hai cuộc chiến.
Từ
việc học tập, tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như chiến tranh thế
giới thứ hai. Chúng ta càng tin tưởng vào đường lối ngoại giao đúng đắn của Đảng
và nhà nước ta hiện nay.
Kiến thức của các môn học trong nhà trường có mối liên
quan với nhau và cùng tác động vào một đối tượng là học sinh, đều nhằm một mục
đích là phát hiện toàn diện nhân cách (đức, trí, thể, mỹ…) của học sinh. Việc vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn là việc làm hết sức
cần thiết. Đối với môn Lịch sử, vận dụng kiến thức liên môn để tạo hứng thú nhằm
học Lịch sử một cách có hiệu quả không chỉ tạo điều kiện cho học sinh nắm chắc
được lượng kiến thức môn học một cách thấu đáo, có thể vận dụng nền tảng kiến
thức của mình, tạo điều kiện cho mỗi học sinh chúng em phát triển toàn diện về
mọi mặt; mà còn góp phần vào việc thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới căn
bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, trong đó có việc đổi mới phương pháp dạy
và học.